Để đo kích thước đường kính dây điện ta dùng gì? Hãy chọn một trong các đáp án sau:
- Thước cặp (Đáp án đúng)
- Thước cuộn
- Thước lá
- Thước gấp
Trên đây là câu hỏi và đáp án mà nhiều bạn đang thắc mắc. Để hiểu rõ hơn tại sao lại chọn đáp án a. Thước cặp. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết qua phần sau:
Dây điện là thiết bị truyền dẫn dòng điện tới các thiết bị đầu nối trong hệ thống điện dân dụng hoặc công nghiệp. Hiểu đơn giản thì dây điện là thiết bị để chuyển điện năng.
Dây điện có cấu tạo gồm 2 phần chính:
– Lõi dẫn: thường được làm bằng đồng hoặc nhôm hay hợp kim có khả năng dẫn điện tốt.
– Lớp cách điện: thường 1 đến 2 lớp cách điện và làm từ nhựa PE hoặc PVC.
– Lớp vỏ bảo vệ: có chức năng bảo vệ phần lõi dẫn điện thường được làm PVC, trên vỏ dây điện có in các thông số chi tiết bao gồm cả đường kính dây điện.
Dây điện được chia thành nhiều loại theo lõi dẫn hoặc lớp vỏ như:
– Chia theo lõi dẫn thì có thể chia dây điện theo số lõi dẫn của dây:
+ Dây điện đơn: lõi gồm 1 sợi dẫn làm bằng đồng hoặc nhôm với lớp cách điện PVC bên ngoài.
+ Dây điện đơn mềm: lõi gồm nhiều sợi dẫn làm bằng đồng hoặc nhôm với lớp cách điện PVC bên ngoài.
– Chia theo lớp vỏ bảo vệ thì có thể chia dây điện theo số lớp vỏ của dây:
+ Dây điện xoắn mềm – là dây điện gồm nhiều lớp cách điện bảo vệ như: Ruột dẫn, lớp bọc ruột, lớp sợi bện Cotton, lớp vải bọc Cotton.
+ Dây điện bọc giáp: là loại dây điện có cấu trúc đặc biệt với lớp bảo vệ ngoài bằng lớp kim loại cứng bền.
Xem thêm bài viết: so sánh giữa dây điện và dây cáp điện?
Thước cặp là gì? Tại sao dùng để đo đường kính dây điện?
Thước cặp hay còn được gọi là thước kẹp, đây là dụng cụ cơ khí để đo kích thước yêu cầu độ chính xác cao. Thước kẹp thường được dùng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề như công nghiệp, chế tạo,…
Cấu tạo của thước cặp gồm:
Thước kẹp được cấu tạo với các thành phần sau:
– Mỏ đo trong.
– Mỏ đo ngoài.
– Vít giữ.
– Bộ phận di động.
– Thước phụ.
– Thước chính.
– Thân thước.
– Thanh đo độ sâu.
Với cấu tạo như này, thước kẹp được dùng để đo các kích thước dạng lỗ, đường kính ống, chi tiết hình trụ với yêu cầu chính xác cao đến mm. Do đó người ta mới sử dụng thước cặp để đo đường kính dây điện.
Phân loại thước cặp:
Thước cặp được chia thành nhiều loại theo thiết kế và khoảng cách đo khác nhau:
Theo thiết kế:
– Thước cặp đồng hồ: cho kết quả hiển thị trên mặt đồng hồ số.
– Thước cặp cơ khí: cho kết quả đo hiển thị trên vạch cơ khí được khắc trên thước.
– Thước cặp điện tử: cho kết quả đo hiển thị trên trên mặt đồng hồ điện tử.
Theo khoảng đo: người ta chia thước cặp thành nhiều khoảng đo khác nhau như: 50mm, 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000mm…
Phân loại thước cặp với các loại thước khác
Trong thực tế chúng ta hay gặp nhiều loại thước khác ngoài thước cặp như: Thước cuộn, Thước lá, Thước gấp… Hãy cùng mình tìm hiểu xem các loại thước này dùng để đo kích thước như nào nhé:
Thước cuộn
Thước cuộn hay thước cuộn thép là loại thước chuyên sử dụng trong xây dựng và đo đạc chiều dài các vật dụng với kích thước dài.
Thước cuộn bên trong gồm 1 lò xo có thể co dãn tốt, thước được làm bằng thép hoặc hợp kim chống gỉ sét.
Thước lá
Thước lá là dụng cụ đo chuyên dụng để đo chiều dày của các vật dụng hoặc đo khoảng cách hở giữa hai chi tiết.
Cấu trúc của thước lá thường gồm 1 hoặc 1 bộ các lá thép với chiều dày khác nhau được lắp chung vào 1 bản lề. Chiều dày của từng lá được in trên bề mặt thước.
Thước gấp
Thước gấp là loại thước chuyên dụng để đo các vật có hình dạng đặc biệt. Thước được làm bằng gỗ hoặc kim loại và có thể gấp thành từng khúc thường là 20cm một.
Trên đây là lời giải thích chi tiết cho câu hỏi: Làm sao để đo đường kính dây điện? mong rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ tại sao lại dùng thước cặp để đo đường kính dây điện thay vì các loại thước khác.
Mọi góp ý hoặc thắc mắc vui lòng để lại dưới phần bình luận để mình trả lời các bạn sớm nhất. Xin cảm ơn!