Mini Đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt - Phân tích màn đối thoại giữa hồn - Studocu

Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba xác ng thịt (đoạn trích cảnh VII vở kịch

"Hồn Trương Ba, da hàng thịt") của Lưu Quang Vũ.

Gợi ý

Nhập đề: Giới thiệu nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Thân bài

1. Giới thiệu chung

a. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời

- Vở kịch được Lưu Quang viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại

nhiều lần ở trong và ngoài nước.

- Cuộc đối thoại nằm trong cảnh cuối, lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm (giữa linh

hồn thân xác) Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân

vật Hồn Trương Ba trở nên xa lạ đối với những bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán chính mình.

b. Đề tài

c. Giải thích: có thể xem cuộc “đối thoại” là cách diễn đạt khác của sự xung đột giữa hồn và xác.

2. Khởi đầu cuộc đối thoại:

a. Hồn Trương Ba cảm thấy không thể sống như thế này mãi. Hồn muốn tách ra khỏi thân xác kềnh

càng, thô lỗ. Hồn to tiếng với thân xác, khẳng định bản thân vẫn tồn tại độc lập, vẫn cao khiết.

b. Cuộc đối thoại tiếp diễn với sự giễu cợt, tự đắc của xác, còn hồn càng lúc càng đau khổ, đuối lý, bế

tắc.

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba xác hàng thịt diễn ra sinh động, giàu kịch tính, đầy ý nghĩa

triết (xung đột giữa linh hồn thể xác, cái cao khiết sự phàm tục). Tác giả cho thấy tinh thần

cao quý, tuy nhiên cũng không nên coi thường những nhu cầu vật chất tầm thường, phàm tục nhưng

chính đáng.

3. Xung đột gay gắt qua đối thoại

a. Hành động kịch đẩy mâu thuẫn lên đến cao trào: xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt, sỉ nhục hồn Trương Ba.

b. Hồn Trương Ba đau khổ tột độ, phải chấp nhận tiếp tục chung sống với thể xác phàm tục.

4. Khái quát:

a. Nội dung:

- Cuộc đối thoại giữa Xác hàng thịt Hồn Trương Ba cuộc đấu tranh giữa thể xác linh hồn trong

một con người. Thể xác linh hồn mối quan hệ hữuvới nhau. Thể xác tính độc lập tương đối

của nó, tiếng nói của nó, khả năng tác động vào linh hồn. Linh hồn phải đấu tranh với những đòi

hỏi không chính đáng của thể xác để hoàn thiện nhân cách.

- Những thông điệp mà tác giả gởi tới người đọc:

a1. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình

vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

a2. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

a3. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự

dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

b. Nghệ thuật:

- Xây dựng và phát triển xung đột kịch hấp dẫn, lôi cuốn; cùng một lúc đề cập được nhiều vấn đề xã hội

và triết lý sâu sắc;

- Xây dựng hình tượng nhân vật kịch có tính cách đa diện, phức tạp, sống động như chính cuộc đời;

- Hành động kịch tập trung, hợp gich, sự phối hợp nhịp nhàng giữa biến cố khách quan xung

đột nội tâm;

- Ngôn ngữ kịch vừa có tính dân dã, bình dị, dí dỏm, vừa có tính chất triết lý thâm trầm.

Kết luận