Hầu như tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta và các vệ tinh quay xung quanh chúng có những cái tên được lấy trực tiếp từ thần thoại Hy Lạp và La Mã. Ví dụ, Sao Hỏa (Mars) được đặt tên theo vị thần chiến tranh Ares, trong khi vệ tinh của nó là Deimos và Phobos được đặt tên theo những người con của Ares.

Ngoại lệ duy nhất khác với quy ước đặt tên này là tên của Trái đất (The Earth) và Mặt Trăng (The Moon). Mặc dù vậy vệ tinh của chúng ta vẫn có một cái tên liên quan đến thần thoại là Luna - tên nữ thần mặt trăng của La Mã. Nhưng đến khi những vệ tinh của Sao Mộc được phát hiện bởi Galileo Galilei vào năm 1610 thì giới khoa học đã nảy sinh một vấn đề là không thể sử dụng danh pháp The Moon cho tất cả các vệ tinh tự nhiên được nữa.

Đó là lý di vì sao Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) sau khi thành lập năm 1919 đã đưa ra hệ thống danh pháp hiện đại chuẩn mực cho toàn bộ vệ tinh đã tìm thấy và cái tên The Moon được sử dụng "để chuẩn hóa việc sử dụng các danh pháp của Mặt trăng bao gồm cả những cái tên cổ đại".

Thực chất nguồn gốc của từ Moon bắt nguồn từ những cái tên của hệ thống ngôn ngữ Châu Âu thời Trung cổ như Anh và Đức. Thời gian này dân chúng biết đến mặt trăng thông qua những từ như moone, mone, mōna mǣnōn nhưng dần dần thì thế giới hiện đại thấy sử dụng quá nhiều tên cho một chủ thể khá là phức tạp nên IAU đã quyết định vệ tinh của chúng ta có một cái tên duy nhất là The Moon.

Tham khảo: TodayIFoundOut

>Chiêm ngưỡng thiết bị dự báo chu kỳ trong 10.000 năm của Mặt Trăng">>>Chiêm ngưỡng thiết bị dự báo chu kỳ trong 10.000 năm của Mặt Trăng