BlogKiến thức vayKT3 là gì? Hướng dẫn đăng ký sổ tạm trú KT3 cần giấy tờ gì, ở đâu và mất bao lâu?

KT3 là gì? Phân biệt sổ tạm trú KT3 với KT1, KT2, KT4. RedBag sẽ hướng dẫn đăng ký sổ tạm trú KT3 mới nhất cho người ở trọ. Đọc ngay nhé!

Đăng ký thành viên RedBag để cập nhật thông tin ngân hàng mới nhất, nhận tài liệu quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia hàng đầu Việt Nam.

80% khách hàng tìm được nơi mượn tiền, ngân hàng và thẻ tín dụng ưng ý
✓ Duyệt dễ, nhận tiền nhanh 24/7 nhờ RedBag gợi ý đúng với hồ sơ
✓ Dễ dàng so sánh và đánh giá các ngân hàng, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất
✓ Miễn phí trọn đời

► Đăng ký ngay!

[embed_offer]

1. Sổ tạm trú KT3 là gì?

Sổ tạm trú KT3 là giấy tờ thay thế sổ hộ khẩu khi công dân sinh sống ở tỉnh khác.

KT3 là gì? Sổ tạm trú KT3 là loại giấy tờ xác nhận công dân ở tạm một thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn tại tỉnh hoặc thành phố khác với nơi đăng ký sổ hậu khẩu thường trú.

Nói cách khác, khái niệm sổ tạm trú KT3 là gì có thể hiểu đơn giản loại giấy tờ thay sổ hộ khẩu, khi công dân sinh sống làm việc ở các tỉnh thành phố khác. Lúc này, sổ tạm trú giúp công dân có đủ các quyền công dân cần thiết nhất.

Ví dụ cụ thể, anh S sinh ra ở Hà Nội nhưng vào TP.HCM làm việc thì anh S phải đăng ký tạm trú tại TP.HCM. Đây là loại giấy tờ bắt buộc để cơ quan công an quản lý, đồng thời giúp công dân được hưởng các quyền lợi cần thiết.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn KT3 là gì thì RedBag đã tổng hợp các đặc điểm của giấy tờ này như sau:

  • Sổ tạm trú KT3 là loại giấy tờ thay thế sổ hộ khẩu đi công dân di chuyển sang tỉnh, thành phố khác sinh sống, làm việc, học tập…
  • Công dân phải có nghĩa vụ đăng ký tạm trú tại nơi mình sinh sống. Các cơ quan có thẩm quyền phải có nghĩa vụ xác minh, làm thủ tục đăng ký tạm trú cho công dân đó.
  • Sổ tạm trú KT3 có thời hạn 24 tháng. Công dân có thể xin gia hạn hoặc cấp lại sau khi hết hạn.
  • Khi đăng ký tạm trú thành công, công dân sẽ được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ tương đương với những công dân thường trú tại tỉnh thành phố đó.

2. Sổ tạm trú KT3 để làm gì?

Khi sinh sống, làm việc ở tỉnh khác công dân cần đăng ký KT3.

Qua việc giải thích khái niệm sổ tạm trú KT3 là gì ở trên phần nào chúng ta đã hình dung được ý nghĩa quan trọng của loại giấy tờ này. Dưới đây là một số chức năng của sổ tạm trú mà bạn đọc cần nắm rõ:

  • Với công dân muốn kinh doanh hộ gia đình thì cần đăng ký và có sổ tạm trú KT3 để được cấp giấy phép kinh doanh.
  • Với công dân muốn vay tiền nhanh thì cần bổ sung sổ tạm trú KT3 để được xét duyệt khoản vay.
  • Công dân khi mua nhà, mua chung cư, mua đất hoặc đầu tư bất động sản… thì hồ sơ luôn cần sổ tạm trú KT3.
  • Sổ tạm trú KT3 giúp công dân làm các thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, đơn giản.
  • Một số nhà mạng, công ty cấp nước, điện lực… có thể yêu cầu sổ KT3 trong hợp đồng.
  • Khi mua nhà, bán nhà ở các địa phương mà công dân tạm trú thì luôn cần sổ KT3.

Lưu ý: Khi sinh sống ở các tỉnh thành phố khác với địa chỉ thường trú thì công dân cần đăng ký sổ tạm trú KT3. Đây là loại giấy tờ vô cùng cần thiết giúp công dân được hưởng các quyền lợi như người dân thường trú tại địa bàn đó.

3. Phân biệt các loại sổ tạm trú KT1, KT2, KT3, KT4

Ngoài khái niệm KT3 là gì rất nhiều bạn đọc còn thắc mắc sổ KT1 là gì, KT2 là gì, KT4 là gì, và có gì khác biệt. RedBag đã tổng hơp trong bảng so sánh sau để bạn đọc tiện theo dõi nhé.

Sổ KT3 là giấy tờ rất cần thiết của công dân.

Loại sổ Đặc điểm
Sổ KT1 Là sổ hộ khẩu thường trú của công dân sinh ra và lớn lên hoặc lấy chồng/vợ, sinh sống lâu dài tại các TP trực thuộc Trung ương.
 
Sổ KT2 Là loại sổ tạm trú dài hạn dành cho những người có hộ khẩu thường trú trong phạm vi tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương. Ví dụ như ở TP.HCM có chuyện Bình Chánh, Huyện Cần Giờ, Huyện Củ Chi…
Sổ KT3 Là loại giấy tờ xác nhận công dân ở tạm một thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn tại tỉnh hoặc thành phố khác với nơi đăng ký sổ hậu khẩu thường trú.
Sổ KT4 Là loại sổ tạm trú ngắn hạn ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương và địa chỉ cấp sổ KT4 phải khác với nơi đăng ký thường trú.

4. Sổ tạm trú có thời hạn bao lâu?

Trong khái niệm tạm trú là gì chúng ta đã hiểu tính chất có thời hạn của cuốn sổ này. Vậy sổ tạm trú có thời hạn bao lâu?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, sổ tạm trú KT3 có thời hạn trong 24 tháng kể từ ngày cấp.

Lưu ý: Sau khi hết thời hạn ghi trên sổ tạm trú thì công dân phải xin gia hạn tại cơ quan công an đã cấp sổ tạm trú trước đó.

5. Điều kiện đăng ký sổ tạm trú KT3

Khi đăng ký tạm trú, công dân cần có CMND/CCCD và một số giấy tờ khác.

Theo quy định về thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất thì điều kiện để công dân đăng ký KT3 như sau:

  • Công dân có CMND hoặc CCCD chính chủ.
  • Công dân có địa chỉ thường trú ở tỉnh khác với tỉnh thành phố nơi đăng ký tạm trú.
  • Tại tỉnh, thành phố đăng ký tạm trú công dân có hợp đồng thuê nhà, thuê trọ và được sự đồng ý từ chủ nhà để làm KT3.
  • Thời gian sinh sống, lưu trú tại tỉnh thành phố đăng ký KT3 cần tối thiểu 30 ngày.

Bài viết thường được đọc thêm:

>> Làm Căn cước công dân Online: ở đâu, cần những gì?

>> Cách tra cứu số CMND/CCCD (Căn cước công dân) online nhanh nhất

6. Hồ sơ đăng ký tạm trú KT3 cần giấy tờ gì?

Đăng ký tạm trú cần giấy tờ gì? Hồ sơ ra sao? Mẫu đăng ký tạm trú mới nhất có gì thay đổi hay không? Nếu bạn đọc đang thắc mắc những vấn đề này thì tham khảo thông tin sau nha.

Các loại giấy tờ cần thiết để đăng ký tạm trú:

  • 1 tờ khai nhân khẩu theo mẫu HK01 của cơ quan công an.
  • 1 phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02 của cơ quan công an.
  • CMND hoặc CCCD: Bản gốc và bản sao công chứng.
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở có địa chỉ để đăng ký KT3:giấy tờ mua bán nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất…
  • Trường hợp công dân thuê nhà hoặc mượn nhà thì cần có sự đồng ý và chữ ký của chủ nhà.

Lưu ý: Hiện nay mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ thường do chủ nhà trọ phối hợp với cơ quan công an thực hiện. Người thuê trọ chỉ cần liên hệ với chủ nhà, cung cấp các giấy tờ tùy thân là có thể đăng ký KT3 nhanh chóng.

7. Quy trình đăng ký sổ tạm trú KT3

Hiện nay công dân có thể đăng ký tạm trú Online trên cổng dịch vụ công.


Như đã đề cập ở trên, hiện nay các công dân đến từ các tỉnh thành phố khác sinh sống, làm việc thì chủ nhà hoặc cơ quan quản lý nơi ở sẽ trực tiếp làm việc để hỗ trợ đăng ký tạm trú KT3. 

Trường hợp công dân đang tìm hiểu sổ tạm trú KT3 là gì và muốn tự đăng ký sổ tạm trú thì có thể thực hiện theo quy trình như sau:

  • Đến cơ quan công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú để khai báo và làm thủ tục đăng ký KT3. Khi đi, công dân cần mang theo đầy đủ hồ sơ như trên.
  • Nộp hồ sơ đăng ký làm sổ tạm trú như yêu cầu.
  • Cơ quan công an sẽ xác minh, cấp sổ tạm trú KT3 cho công dân trong vòng 3 ngày kể từ này nộp hồ sơ.
  • Sau thời hạn 24 tháng, sổ KT3 hết hiệu lực, công dân cần đến cơ quan công an để gia hạn.

Lưu ý: Sau khi đăng ký thành công sổ KT3 nhưng công dân chuyển chỗ ở, không sinh sống ở địa chỉ tạm trú  trong thời gian 6 tháng thì cơ quan công an sẽ xóa tên khỏi KT3.

8. Đăng ký tạm trú ở đâu?

Đăng ký tạm trú ở đâu nhanh nhất? Nếu bạn là người thuê trọ thì hãy liên hệ với chủ nhà trọ nhé, vì chủ nhà trọ là đầu mối và có trách nhiệm thông báo, làm thủ tục tạm trú cho công dân thuê trọ.

Còn nếu bạn đọc muốn tự đăng ký tạm trú thì trực tiếp đến cơ quan công an xã, phường nơi tạm trú để được cấp sổ này.

Hoặc hiện nay, công dân hoàn toàn có thể đăng ký tạm trú Online qua cổng dịch vụ công quốc gia. Chi tiết về hồ sơ, thủ tục, các bước thực hiện đều được hướng dẫn rất cụ thể trên cổng dịch vụ công nhé!

Lưu ý: Nếu bạn tự đi đăng ký sổ tạm trú KT3 vì thủ tục khá rắc rối và mất thời gian. Tốt nhất bạn đọc liên hệ với chủ nhà trọ, cơ quan quản lý nơi ở như chung cư… để được hỗ trợ làm tạm trú nhanh nhất.

9. Đăng ký sổ tạm trú KT3 hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định, việc đăng ký tạm trú KT3 có lệ phí là 15.000 đồng/ lần.

10. Câu hỏi thường gặp - Sổ tạm trú KT3 là gì?

Sổ tạm trú KT3 có làm được thẻ căn cước không?

Qua khái niệm sổ tạm trú KT3 là gì chúng ta đã biết rằng đây là loại giấy tờ có thời hạn và không phải địa chỉ thường trú của công dân. Do vậy, sổ tạm trú KT3 không được dùng để làm thẻ căn cước công dân.

Nếu công dân muốn cấp CCCD thì cần về địa phương thường trú để nộp hồ sơ.

Có sổ KT3 có làm được hộ chiếu không?

Nếu chỉ có sổ KT3 bạn đọc vẫn có thể làm được hộ chiếu ở tỉnh, thành phố nơi đang sinh sống. Tuy nhiên cần đáp ứng các điều kiện và chuẩn bị giấy tờ như sau:

  • 1 tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông đúng quy định theo mẫu X01. Lưu ý tờ khai phải có xác nhận của UBND nơi bạn đọc tạm trú.
  •  3 tấm ảnh hộ chiếu theo yêu cầu, kích thước 4×6, nền trắng, chụp chính diện, đầu trần, không đeo kính, không qua chỉnh sửa.
  • 1 bản gốc chứng minh nhân dân, căn cước công dân còn hiệu lực, không rách nát, không ép dẻo, còn hiển thị rõ ràng số.

Có sổ tạm trú có mua xe máy được không?

Khi sinh sống ở thành phố khác, bạn đọc vẫn mua được xe máy với sổ tạm trú. Tuy nhiên bạn đọc cần lưu ý, không đăng ký biển số theo sổ tạm trú được nhé.

Cụ thể, bạn đọc có thể mua xe máy ở tỉnh, thành phố tạm trú, nhưng cần đăng ký xe máy ở tỉnh, thành phố có địa chỉ thường trú. Thông thường các đại lý bán xe máy sẽ lo thủ tục này cho người mua nên bạn đọc hoàn toàn yên tâm.

Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu rõ sổ tạm trú KT3 là gì và cách đăng ký làm loại giấy tờ này. Trên thực tế, bạn đọc không cần quá lo lắng về KT3, nhất là trong thời gian tới mọi thủ tục hành chính đều có thể thực hiện Online nhé!

Tổng hợp bởi RedBag

Đọc thêm:

>> 10+ App vay tiền bằng CCCD gắn chip uy tín nhất

>> Vay nhanh 1 triệu online 24/24, Lãi cực thấp, 30 phút có tiền ✅