Chiều cao cân nặng của trẻ là một trong những điều được Ba bố mẹ rất quan tâm. Bởi bố mẹ nào cũng mong con được phát triển khỏe mạnh và cao lớn mỗi ngày. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn giúp so sánh và biết được bé có đang phát triển tốt, đủ tiêu chuẩn hay không.
Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ
Để biết được chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ, đầu tiên bố mẹ cần biết quá trình phát triển của trẻ như thế nào? Theo các chuyên gia, việc phát triển chiều cao cân nặng của bé qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể như sau:
- Đối với bé sơ sinh, chiều cao cân nặng tăng nhanh mỗi tuần. Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, cân nặng của bé có thể tăng 1-2 lần so với lúc mới sinh. Chiều cao của bé cũng tỷ lệ thuận với cân nặng, từ lúc sinh cho tới 1 tuổi có thể tăng từ 25-75cm.
- Giai đoạn từ 2-10 tuổi, chiều cao của bé sẽ tăng lên khoảng 10cm nữa. Mức tăng đạt trung bình ở thời điểm này là khoảng 85-86cm.
- Sau năm thứ 10, chiều cao của bé sẽ tăng ở mức giảm dần, mỗi năm tăng trung bình khoảng 5-6cm.
- Giai đoạn phát triển nhanh và vượt bậc là vào tuổi dậy thì. Chiều cao cân nặng của trẻ sẽ tăng rất nhanh. Đối với bé trai từ 12-14 tuổi trung bình 1 năm có thể tăng 7cm. Đối với bé gái từ 9-11 tuổi tăng trung bình 6cm/năm.
Chiều cao cân nặng của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ở trẻ
Sau tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm dần. Bước sang tuổi 22-25, chiều cao hầu như ngừng tăng thêm. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian vàng bé phát triển mạnh về chiều cao, bố mẹ cần quan tâm và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ phát triển thể chất tốt nhất, đặc biệt là giai đoạn dậy thì.
Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam 0-18 tuổi
1. Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 0-2 tuổi
Đây là một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ về chiều cao, cân nặng, trí tuệ của trẻ. Bố mẹ nên theo dõi thường liên tục và thường xuyên để có biện pháp can thiệp kip thời.
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng cho trẻ từ 0-2 tuổi chuẩn WHO để bố mẹ tham khảo:
2. Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 2-10 tuổi
Trẻ 2-10 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao ổn định nhất. Mỗi năm, bé có thể tăng từ 5-8 cm chiều cao và khoảng 1% mật độ xương cho đến khi trẻ dậy thì. Giai đoạn này trẻ rất cần một chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt khoa học. Đây sẽ là tiền đề và bàn đạp để trẻ tăng chiều cao tối ưu nhất trong giai đoạn dậy thì.
Bố mẹ hãy tham khảo thêm bảng chiều cao cân nặng cho trẻ từ 2-10 tuổi chuẩn WHO dưới dây:
3. Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 10-18 tuổi
Giai đoạn dậy thì chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt, đây là chặng cuối cùng và quan trọng nhất để trẻ phát triển chiều cao. Giai đoạn này bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của con, kết hợp tầm soát chiều cao thường xuyên để trẻ đạt tầm vóc vượt trội khi trưởng thành.
Đối với hầu hết người lớn, chỉ số BMI lý tưởng là trong khoảng 18,5 đến 24,9. (1)
Dưới đây, Nutrihome chia sẻ đến bố mẹ bảng cân nặng lý tưởng cho trẻ 18 tuổi theo hướng dẫn từ CDC.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nữ
Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho bé
Hẳn là bố mẹ sau khi có con đều mong muốn con được phát triển tốt nhất. Đo chiều cao định kỳ là cách đơn giản để kiểm tra và theo dõi sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bố mẹ vẫn chưa biết cách đo chiều cao cho bé như thế nào, Chúng tôi sẽ bật mí dưới đây ngay nhé.
1. Đối với bé dưới 2 tuổi
Đo chiều cao cân nặng của trẻ dưới 2 tuổi rất cần thiết, đặc biệt là chiều cao. Bố mẹ có thể dùng thước chuyên dụng để đo cho bé. Bố mẹ làm theo hướng dẫn như sau:
- Đặt bé nằm ngửa lên giường hoặc bàn, giữ cho đầu trẻ thẳng và mắt nhìn lên trần nhà .
- Phần đầu bé chạm vào cạnh của thước đo.
- Tiếp đến, bố mẹ giữ chân và đầu gối bé thật thẳng.
- Cuối cùng áp thước đo vào người bé và đọc kết quả đo.
- Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ nên đo chiều cao cân nặng mỗi tháng một lần giúp kiểm soát tốt tốc độ phát triển của bé. Đồng thời, so sánh với bảng tiêu chuẩn WHO để có thể biết được bé có phát triển khỏe mạnh hay không.
2. Đối với bé trên 2 tuổi
Đối với trẻ trên 2 tuổi, việc đo chiều cao cân nặng sẽ dễ dàng và bé cũng hợp tác hơn. Bé đã biết đi đứng, nên khi đo bố mẹ có thể cho bé đứng cạnh tường để đo. Tuy nhiên, khi đo chiều cao cho bé cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng thước đo chiều cao cho trẻ loại chuyên dụng.
- Để thước dựng vuông góc sàn nhà và thẳng đúng, vạch số 0 phải sát sàn.
- Sau khi cố định thước, cho trẻ đứng sát vào để bắt đầu đo chiều cao.
- Cho trẻ đứng áp sát, thẳng lưng và để chân không, không mang giày hoặc dép.
- Chỉnh 2 tay bé áp vào 2 bên của đùi, mắt nhìn thẳng.
- Dùng bảng hoặc vật cứng áp vào sát đỉnh đầu bé, sau đó xem kết quả.
Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ
Con cái là món quà tuyệt vời nhất, đối với ba mẹ, sự quan tâm, yêu thương dành cho con cũng luôn đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, bố mẹ thường xuyên tìm hiểu về các thông tin liên quan đến sự phát triển của con. Đặc biệt, vấn đề chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi luôn được quan tâm.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ bố mẹ có thể tìm được ở rất nhiều trang mạng khác nhau. Tuy nhiên, bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn đáng tin cậy nhất là của WHO. Vậy cách tra cứu bảng như thế nào, có dễ không? Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bố mẹ ngay dưới đây nhé.
1. Đối với trẻ từ 0-10 tuổi
Đối với bé từ 0-5 tuổi là giai đoạn đang còn khám phá những thứ xung quanh. Vì vậy mà bố mẹ cũng không cần quá lo lắng khi chiều cao cân nặng của con chưa đạt chuẩn. Còn giai đoạn vàng để phát triển về chiều cao, cân nặng là 5-10 tuổi. Bố mẹ cần theo dõi để cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Cách tra cứu Chỉ số cân nặng của trẻ tính theo tuổi và lưu ý ở giai đoạn này:
- Nếu chỉ số dưới –2SD là trẻ đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Bởi dưới mức này thì cân nặng của trẻ chỉ đạt được khoảng 80% so với cân nặng chuẩn.
- Nếu chỉ số dưới –2SD so với mức chiều cao trung bình thì trẻ đang bị thấp còi.
- Nếu chỉ số dưới –2SD thì bé của bố mẹ đang bị suy dinh dưỡng.
Trong đó:
- TB (Trung bình): Chiều cao cân năng phát triển bình thường chuẩn WHO.
- –2SD: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng và thiếu cân.
- +2SD: Trẻ cao vượt chuẩn (theo chiều cao), trẻ béo phì (cân nặng).
2. Đối với trẻ từ 10-18 tuổi
Thời điểm tuyệt vời để bố mẹ cung cấp và bổ sung dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện, đặc biệt là chiều cao cân nặng của trẻ là từ 10-18 tuổi. Giai đoạn này, bé đã có thể tham gia nhiều hoạt động thể thao, vui chơi phát triển và nâng cao thể lực. Để biết được chiều cao cân nặng giai đoạn này bình thường hay không thì bố mẹ cần quan tâm đến chỉ số BMI.
Dựa vào chỉ số này, bố mẹ có thể biết được bé béo phì hay bình thường hay đang bị suy dinh dưỡng. Việc này vô cùng cần thiết, bởi nó giúp bố mẹ tìm ra phương pháp hỗ trợ về chiều cao, cân nặng cho bé. Chỉ số này được tính như sau:
BMI=Cân nặng (kilogam)/Chiều cao(m) x Chiều cao(m)
Chiều cao và cân nặng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ? Điều này cũng được nhiều cha bố mẹ quan tâm và tìm hiểu, bởi khi hiểu rõ sẽ giúp điều chỉnh lại dinh dưỡng phù hợp cho bé. Từ đó cải thiện thể chất và trí tuệ cho bé tốt hơn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé trong quá trình phát triển. Cụ thể gồm có:
1. Gen di truyền
Một trong những yếu tố đầu tiên là gen di truyền. Mỗi đứa trẻ khi sinh ra thì đều có gen di truyền từ bố mẹ. Theo các chuyên gia, đây là yếu tố có nhiều tác động đến sự phát triển cơ thể trẻ. Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chiều cao của bé chỉ chiếm khoảng 23%.
Bên cạnh đó, theo thông tin trên AB aMerican Journal of Human Biology (Tạp chí Sinh học Mỹ) một số yếu tố cũng được di truyền là lượng mỡ thừa cơ thể, nhóm máu, cân nặng. Những yếu tố này tác động không hề nhỏ đến sự phát triển về thể chất, chiều cao của bé.
2. Chế độ dinh dưỡng
Ngoài yếu tố gen di truyền thì chiều cao cân nặng trẻ còn ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu tại trường ĐH Liên hợp quốc Tokyo, Nhật Bản, dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt là sự phát triển của thể chất.
Chế độ dinh dưỡng hài hoà, cân đối giúp cải thiện chiều cao và cân nặng của trẻ hiệu quả
Khi trẻ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ bị thấp còi, suy dinh dưỡng. Bởi vì trẻ không được cung cấp đầy đủ những chất cần thiết cho cơ thể nên quá trình phát triển thể chất bị chậm lại. Đồng thời, nó còn ảnh chắc khỏe của răng, mật độ xương và kích thước cơ quan của trẻ. Điều quan trọng hơn là trì hoãn quá trình phát triển ở tiền dậy thì và dậy thì của trẻ.
Khi trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ thì chắc chắn sẽ phát triển tốt. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải tìm hiểu để cung cấp và bổ sung những chất cần thiết ở từng giai đoạn. Trong đó, canxi không thể thiếu cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài ra, chiều cao của trẻ còn ảnh hưởng bởi yếu tố khác từ môi trường bên ngoài như: ô nhiễm môi trường, khí hậu,…
3. Bệnh tật
Bệnh tật, một trong những yếu tố góp phần làm chậm sự phát triển thể chất của trẻ. Chiều cao cân nặng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu trẻ có mắc một số bệnh liên quan. Ví dụ như: còi xương, táo bón, bị viêm phế quản, viêm phổi, suy dinh dưỡng…
Khi trẻ bị mắc bệnh thì chắc chắn sẽ phải dùng đến thuốc, việc dùng thuốc kháng sinh cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy mà chiều cao, cân nặng đạt chuẩn hay như bạn bè trang lứa sẽ kém hơn. Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý kiểm tra sức khỏe tổng quát cho con thường xuyên hoặc định kỳ.
4. Môi trường sống
Yếu tố thứ 4 ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ là môi trường sống. Trong đó, yếu tố cần được quan tâm nhiều nhất là nước, đất, không khí, ánh sáng hoặc tiếng ồn…
Trẻ được sống trong môi trường an toàn, thoải mái và trong lành chắc chắn sẽ có một thể chất tốt. Đồng thời luôn khỏe mạnh ít ốm đau hay bệnh tật. Còn nếu như ở trong môi trường bị ô nhiễm, có nhiều tiếng ồn, thiếu ánh sáng thì tinh thần bị ảnh hưởng đầu tiên. Từ đó sẽ dẫn đến những vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng phát triển thể chất và trí tuệ.
5. Vận động
Một điều hiển nhiên và thực tế nhất giúp phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ cho trẻ chính là vận động. Có nhiều bé gặp tình trạng lười vận động hoặc “ngủ ngày, cày đêm”, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bé.
Cuộc sống ngày càng phát triển, công nghệ càng hiện đại, bố mẹ lại bận rộn với công việc. Vì vậy mà những hoạt động về thể chất như đi bộ, đá cầu, đá bóng, chơi đùa, nhảy dây…không còn nhiều. Thay vào đó trẻ lại bố mẹ chiếc điện thoại thông minh hay tivi smart với nhiều trò chơi và chương trình giải trí. Đây chính là yếu tố khiến cho hệ thần kinh lẫn hệ xương khớp của trẻ chậm phát triển.
Chiều cao cân nặng của trẻ được cải thiện đáng kể nhờ vận động đúng cách
Để cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ, bố mẹ hãy dành thời gian rảnh rỗi chơi cùng con, khuyến khích con tham gia các hoạt động thể thao. Ví dụ như: đạp xe, bơi lội bóng chuyền, nhảy dây…
Đối với bé bị béo phì hoặc thừa cần thì càng phải tích cực trong việc vận động cơ thể. Bởi như vậy mới giúp trẻ hạn chế được bệnh về tim mạch, tiểu đường và lấy lại cân nặng đạt chuẩn. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho con một giờ sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ khoa học. Hãy tập cho bé có thói quen ngủ đúng giờ, điều này giúp phát triển chiều cao tốt và hỗ trợ tăng mật độ xương.
Chiều cao cân nặng của trẻ không đạt chuẩn, bố mẹ phải làm gì?
Trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng và chiều cao cân nặng không đạt chuẩn phải làm sao? Chắc chắn, ba mẹ sẽ rất lo lắng và muốn tìm hiểu những vấn đề này. Khi chiều cao cân nặng của trẻ không đạt chuẩn, bố mẹ cần:
1. Đảm bảo tốt về chế độ dinh dưỡng cho bé
Như đã nói ở trên, chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Vì vậy nó đóng vai trò rất quan trọng, bố mẹ cần cân đối chế độ dinh dưỡng cho con thật tốt. Trong đó, bổ sung nhiều vitamin và các nhóm chất đề kháng mà trẻ có thể hấp thu tốt.
2. Cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ bằng vitamin và thực phẩm chức năng
Trợ thủ đắc lực cho sự phát triển toàn diện của trẻ chính và vitamin và thực phẩm chức năng. Trong hành trình nuôi con khôn lớn, những sản phẩm này bố mẹ không nên bỏ qua. Đặc biệt là vitamin tổng hợp, một trong những sản phẩm được nhiều bố mẹ sử dụng và bác sĩ khuyên dùng.
Vitamin tổng hợp giúp trẻ hấp thu tốt, từ đó tăng cường đề kháng và tăng cân đều chứ không ảo. Đây cũng là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp bé phát triển tốt, lâu dài.
3. Tạo thói quen vận động, tập luyện thể thao cho trẻ
Vận động là yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ không nhỏ. Vì thế, bố mẹ hãy khuyến khích và động viên con tham gia các trò chơi về thể chất. Ưu tiên cho trẻ tập luyện các môn thể thao tăng chiều cao hiệu quả: bơi lội, đạp xe, nhảy dây.
Tuy nhiên, nên cho trẻ tham gia các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi nhé. Ở mỗi giai đoạn phát triển, bố mẹ nên tìm hiểu các hoạt động thích hợp nhất cho bé. Hãy dành thời gian cùng con để tạo nên những giây phút vui vẻ, thư giãn và giúp con phát triển tốt về mọi mặt.
Ngoài ra, có rất nhiều giải pháp để bố mẹ hỗ trợ giúp con phát triển chiều cao, cân nặng. Trong những năm đầu đời, con rất cần sự trợ giúp của bố mẹ, hãy hỗ trợ con một cách tốt nhất nhé bố mẹ.
Sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn và mạnh khỏe là điều mong muốn của rất nhiều bố mẹ. Với những thông tin trên, Nutrihome hy vọng đã giúp bố mẹ biết cách đo, tra cứu và làm sao để giúp trẻ phát triển tốt chiều cao cân nặng. Bên cạnh đó, bố mẹ đừng quên bổ sung và bồi dưỡng sức khỏe trí não cũng như tinh thần cho bé yêu của mình nhé. Chúc bố mẹ có những phút giây hạnh phúc bên bé yêu và bé yêu được phát triển mạnh khỏe.